Trang

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Bố tôi, VŨ THIỆN CHÂN

Đ/C VŨ THIỆN CHÂN CÔNG TÁC TRONG CƠ QUAN ẤN LOÁT CỦA XỨ UỶ BẮC KỲ 
(Từ tháng 12/1929-cuối năm 1930)
Trích trong cuốn sách:  HẢI PHÒNG NHỮNG NGÀY SÔI ĐỘNG

CƠ QUAN ẤN CỦA XỨ UỶ BẮC KỲ
 
Tôi ra mỏ Vạn Hoa gần một tháng thì bị lộ. Tôi phải quay về Hải Phòng báo cáo với Tỉnh uỷ. Hôm sau, anh Nguyễn Đức Cảnh cho tôi biết:
- Đồng chí đang tại đảo (Người phạm pháp đang trốn tránh) mật thám đang ráo riết lùng bắt đồng chí. Tỉnh uỷ quyết định đồng chí tạm đến làm việc tại cơ quan ấn loát của Đảng. Tối nay sẽ có người đến đón, giờ đồng chí hãy đọc mẩu tin này.
Anh Cảnh đưa cho tôi tờ báo Đông Phát và dặn thêm:
- Cần lắm đồng chí mới được ra phố và phải hết sức đề phòng chúng nó phao tin này để ta chủ quan mất cảnh giác.
Trong báo Đông Pháp đăng một đoạn ngắn nói rằng tôi đã trốn khỏi Hải Phòng và đang lén lút hoạt động ở Hải Dương. Các nhà chức trách đang truy nã.
Vào khoảng 8 giờ tối, chị Thọ đến đón, dẫn tôi đi vòng vèo tránh những dẫy phố có nhiều ánh sáng, chị nói :
- Thỉnh thoảng anh nhìn lại phía sau xem có ai theo chúng ta không.
Tôi sốt ruột hỏi :
- Cơ quan còn xa không? Đi  loanh  quanh thế này mất nhiều thời giờ quá!
- Ngộ có người quen gặp anh thì sao?
Từ đấy tôi lặng lẽ đi theo chị.
Từ cơ quan giao thông ở xóm Lạc Viên đến cơ quan ấn loát ở bên kia cầu Hạ Lý, chúng tôi phải đi mất hơn một giờ. Một chị ở trên gác xuống mở cửa, vừa thấy tôi đã reo lên :
- Chú Ba đấy à? Làm chị mong mãi !
Chị vừa trèo thang vừa hỏi rối rít hết câu này đến câu khác khiến tôi không kịp trả lời. Ngay tôi cũng chưa nhìn rõ mặt chị và chị cũng chưa thấy rõ mặt tôi.
- Cậu mợ có khoẻ không? Ở Hà Nội hồi này có gì vui không? Chị biên mấy lá thư mà chả  thấy trả lời gì cả. Mãi sáng nay mới nhận được điện tín của chú. À, bệnh của chú đã khá chưa? Tiết giời ở Hải Phòng là vùng bể, tốt lắm!
Tôi hiểu ngay là chị đóng kịch để đánh tiếng cho nhà dưới biết tôi là em chị mới ở Hà Nội xuống.
Tôi cười thầm : Thế là từ nay lại có cái tên nữa là Ba do một nữ đồng chí đã độc đoán gắn cho mà không đếm xỉa gì đến tôi, xem tôi có bằng lòng nhận tên đó hay không!
Vừa thoạt bước lên gác, mặc dù dưới ánh sáng mờ của ngọn đèn dầu hoả, tôi đã nhìn thông thống thấy rõ tất cả mọi vật trong nhà. tôi ngỡ ngàng tự hỏi:" Đấy có phải là cơ quan ấn loát không? Nếu phải thì làm ăn ra sao?"
Trong một gian gác rộng chừng mười tám mét vuông, ở giữa có một cái bàn, bốn nghế tựa và một tủ con cao hơn một mét kê sát tường. Trên mặt tủ có bài vị bát hương. Góc đầu nhà và cuối nhà có hai giường rộng trải chiếu hoa. Trên treo mấy tấm ảnh và bức tranh thuỷ mạc. Phía sau gác có một bếp xép.
Tôi hỏi chị “chủ nhà”:
- Chúng ta làm việc ở đâu?
Chị mỉm cười trả lời:
- Ngay trong gian gác này. Thôi, chúng ta hãy nói chuyện với nhau đã, đến mai anh sẽ biết chúng ta làm việc như thế nào.
Sau đó chị cho tôi biết đây là cơ quan ấn loát của xứ uỷ Bắc kỳ do tỉnh uỷ Hải Phòng trực tiếp phụ trách. Cơ quan có nhiệm vụ in các tài liệu của Xứ và tài liệu riêng của Tỉnh. Khi cần còn làm cờ đỏ búa liềm, áp phích…Tuy vậy người làm việc chỉ có vẻn vẹn ba chúng tôi: Chị Chắt, chị Thọ và tôi, chị Chắt lại có mang. Việc phân phát tài liệu do cơ quan khác phụ trách, chúng tôi không phải lo.
Tất cả công việc ấn loát, trong ba chúng tôi ai cũng biết làm và phải làm. Chúng tôi cũng sơ bộ phân công nhau, căn cứ vào khả năng của mỗi người : Chị Chắt viết chữ đẹp và có điều kiện đi ra phố nên chuyên viết các bản in và đi mua sắm các thứ cần thiết. Tôi in các tài liệu, bảo quản và sắp xếp các dụng cụ in, khi có nhiều tài liệu thì cùng viết với chị Chắt. Chị Thọ phụ giúp cho chị Chắt và tôi, ngoài ra còn quán xuyến công việc “gia đình” bếp núc.
Sáng hôm sau chị Chắt và tôi chuẩn bị đến nơi làm việc. Chị cầm một cái sào dài, leo lên giường kê ở góc cuối gian gác, chọc vào lỗ vuông ở trần nhà rộng độ một người chui lọt, khều xuống một sợi dây thừng  buộc chặt vào sà nhà có thắt nút từng đoạn một. Chị bám vào các nút dây thừng trèo lên, bảo tôi :
- Chỗ chúng ta làm việc ở trên này.
Trèo lên đến nơi chúng tôi kéo dây thừng lên, để sang một bên làm sao cho người ở dưới không nhìn thấy gì.
Tôi rất ngạc nhiên vì trên trần nhà, trong khoảng tranh tối tranh sáng, nơi chúng tôi làm việc ấn loát chỉ có một cái dát giường trải chiếu rách và một hòm đựng toàn bộ dụng cụ để in…Thật khác xa với sự tưởng tượng của tôi khi tôi được biết đây là cơ quan ấn loát của Xứ uỷ mà tôi đinh ninh là ít ra cũng phải có một thứ máy móc gì đấy và dụng cụ để in sẽ nhiều gấp chục lần những đồ dùng in thạch mà trước đây tôi đã dùng để in báo cho Đoàn thanh niên Cộng Sản.
Chị Chắt mở hòm lấy đồ nghề ra, xếp riêng từng loại lên dát giường, giới thiệu với tôi cặn kẽ. Những thứ dùng để viết các bản in gồm một cuộn giấy nến, ba quản bút có ngòi rất nhọn như chiếc dùi và một tấm ván nhỏ hình chữ nhật ở giữa khoét sâu lắp vừa một miếng “dũa thép” cũng hình chữ nhật. Chị nói:
- Khi viết anh đặt tờ giấy nến lên trên “ miếng dũa” và dùng ngòi này để viết. Phải viết hơi nặng tay một chút, nét chữ là những lõi nhỏ li ti như kim châm là được. Anh thử viết đi.
Tôi đang lúng túng định bò lên dát giường để viết thì chị trỏ vào cái hòm :
- Bàn viết của chúng ta đây.
Tôi viết thử một câu, chị cầm xem khen :
- Anh viết được đấy.
Tôi nhủ thầm “bà này kiểm tra chữ viết của mình đây!”
Chị Chắt lại giới thiệu tiếp : một cái rulô có quai cầm, hai miếng sắt dài uốn cong, hai cái nắp rời giữa có lỗ và một gói dêlatin. Chị cầm hai miếng sắt tây uốn lại thành hình trụ, rồi giảng giải: Khi rulô hỏng ta phải đục lại. Hai miếng sắt làm như thế này thành khuôn đúc. Cái cốt rulô cho vào giữa khuôn, một đầu đã đậy nắp sẵn. Vỏ rulô cũ cắt ra cho thêm một ít dêlatin, bỏ cả vào nồi đổ một chén nước đun lên sẽ thành chất quánh lệt sệt, ta đổ vào khuôn, đậy nắp đầu này lại, để nguội là được một rulô mới.
Tôi hỏi :
- Chị công tác ở đây đã lâu chưa, sao chị thạo thế ?
- Mới gần một tháng thôi, chỉ làm một lần là biết thôi mà. Bây giờ chúng ta in cho xong tài liệu này, tối nay đã có người đến lấy.
Chị vừa nói vừa đặt cái khay vào giữa dát giường, tháo rời cái khung lắp trên mặt khay rồi căng một tờ giấy nến đã có chữ viết lên trên khung đó. Chị khéo léo làm cho tờ giấy rất phẳng không gợn nếp nhăn. Lắp khung vào khay và để một tập giấy trắng dưới khung giấy nến. Sau khi quét một lớp mỏng mực in lên cái bảng nhỏ bằng đá đen để ở bên cạnh và lăn rulô vài lượt lên trên để mực in bám đều vào rulô, chị ngẩng lên nói với tôi:
- Anh ngồi đây phụ cho tôi, khi tôi lăn rulô lên giấy nến và nâng khung này lên thì anh rút ngay tờ giấy đã in ra, xếp gọn bên cạnh.
In thử vài tờ đầu nét chữ còn nhoè nhưng những tờ sau nét chữ đã gọn gàng. Chị in với nhịp độ nhanh hơn chẳng khác gì máy in. Cứ thế chúng tôi thay nhau in cho tới khi có hai tiếng gõ bàn ở dưới nhà. Chị Chắt ngừng tay nói:
- Chị Thọ báo đã đến giờ ăn cơm rồi đấy!
Nói xong chị bò lại góc tường, lấy một sợi dây thừng nhỏ thả đầu dây xuống để chị Thọ buộc cơm rồi kéo lên. Lúc mải làm việc không thấy đói, giờ đây ngửi thấy mùi cơm bụng tôi cứ cồn cào khó chịu vì từ chiều hôm trước đến giờ tôi chưa ăn gì cả. Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục in cho xong tờ giấy nến đang in dở, nếu không giấy nến lại  khô mực thì không dùng được nữa mà phải viết lại tờ khác. Mãi gần 12g trưa chúng tôi mới ăn cơm. Ăn xong chúng tôi lại mải miết làm đến 5g chiều.
Trong khi thu dọn dụng cụ in và gói ghém tài liệu vừa in xong, sắp xếp tối nay gửi đi, tôi bàn với chị Chắt :
- Chị đang có mang trèo leo như thế này nguy hiểm lắm! Từ nay chị bố trí viết ở dưới nhà, còn việc in để mình tôi ở trên này, khi chị Thọ rỗi việc sẽ lên giúp.
Chị Chắt gạt đi :
- In một mình chậm lắm, chị Thọ còn bận chợ búa bếp núc và canh gác, hoạ hoằn lắm mới giúp được. Tôi đã leo quen không hề gì đâu ! Vả lại Tỉnh uỷ đang tìm nhà khác.
Tôi vẫn khăng khăng giữ ý kiến. Cuối cùng chúng tôi phải nhượng bộ nhau: Chị Chắt  ngồi viết ở dưới nhà chỉ khi nào phải in gấp chị mới được lên trần. Buổi tối rỗi việc, chúng tôi trao đổi với nhau về tình hình thời sự và nội dung tài liệu mới in. Chị Thọ phấn khởi nói :
-Thật chẳng khác gì một cái tát vả vào bọn đế quốc và bọn viết sách báo nói xấu Cộng Sản. Có tài liệu này, các đồng chí mình rất thích, tha hồ mà…
Đang nói chị bỗng im bặt, lắng tai nghe, chạy vội ra bao lơn gọi to :
- Bánh khúc ơi lên đây!
Tôi nói với chị Chắt :
- Chị Thọ khao chăng ?
Chị Chắt mỉm cười không trả lời, đứng dậy đi vào bếp, nơi giấu tài liệu. Một người mặc áo dài nâu, thắt túm hai vạt trước, đầu đôi một cái thúng trên có vỉ che vừa bước ở cầu thang lên trông thấy tôi hỏi ngay
- Anh cũng ở đây ?
Tôi nhìn kỹ thì ra chị Thảo mà tôi đã gặp mấy lần ở cơ quan giao thông của Đảng. Hôm nay vì chị chít khăn mỏ quạ và mặc áo dài thắt vạt nên tôi không nhận ra được ngay. Chị Thảo lấy ra một chồng đĩa, một bó đũa, chõ bánh khúc để lên mặt bàn và móc ra khỏi lớp rơm ủ bánh đưa cho chúng tôi một gói giấy nhỏ.
Sau khi xếp xong tập tài liệu mà chị Chắt vừa đem ở dưới bếp lên xuống đáy thúng, chị thì thầm với chị Thọ mấy câu rồi chào chúng tôi đi xuống cầu thang. Mới ở trong nhà đi ra được mấy bước chị đã cất cao giọng:
- Ai…bánh khúc đây!
Chị Thảo là đồng chí giao thông duy nhất được Tỉnh uỷ giao trách nhiệm liên lạc với chúng tôi. Tuỳ theo tình hình, khi chị đóng vai người bán bánh dầy giò, bánh khúc như đêm nay, có khi đóng vai cô bạn đến thăm chúng tôi giữa ban ngày…
Tôi làm việc ở đây được chừng hai mươi ngày thì một hôm chúng tôi nhận được chỉ thị của Tỉnh uỷ là phải chuẩn bị để ngày kia chuyển cơ quan đi nơi khác. Sáng mai chị Thọ sẽ đến bàn kế hoạch cụ thể.
Từ khi được Tỉnh uỷ cho tìm nhà, chị Chắt đã báo cho chủ nhà biết : nếu thuê được chỗ khác chị sẽ dọn đi và chị thường than phiền với hàng xóm là trong phố có những nhà thổ nhiều lần bị bọn lính tây say rượu đến quấy nhiễu, la hét om sòm không sao ngủ được. Cho nên việc dọn nhà nay mai không gây đột ngột đối với hàng xóm láng giềng, chỉ cần đề phòng bọn chỉ điểm theo dõi khi chuyển đến nhà mới hoặc bị khám xét dọc đường.
Theo đúng kế hoạch, sau khi cơm nước xong vào khoảng 3giờ chiều là giờ thân, giờ tốt nhất hợp với tuổi chị Chắt chiếu theo số tử vi của chị “ chủ gia đình”, chị Thọ đi thuê người dọn nhà. Một hồi lâu chị đưa hai người đàn ông, đầu đội nón mê, mặc áo cộc quần đùi nâu vá chằng vá đụp kéo theo một chiếc xe bò trục bánh đã bị mòn, bánh xe lúc thì quay nghiêng bên này lúc ngả về bên kia, cà rịch cà tàng. Hai người theo chị Thọ lên gác, đứng nhìn đống đồ đạc chúng tôi đã thu dọn sẵn, ước lượng giây phút  rồi một người nói :
- Chỗ này ít nhất phải hai chuyến, đồng rưỡi mới làm được!
Chị Thọ cứ khăng khăng trả một đồng, họ tỏ ý không bằng lòng xăm xăm đi xuống cầu thang, chị Thọ chạy theo giữ xe bò lại :
-Thôi, đồng hai các bác làm giúp đi!
Một người nói to giọng đã thấy dịu :
- Cô tính từ đây đến phố Dinh xa lắm! Phải đi hai chuyến thì đến tối mất, cô trả thêm tôi mới làm được.
- Bớt các bác một hào vậy, vị chi là một đồng tư, đắt lắm rồi!
Nghe thấy tiếng phố Dinh từ miệng người kia thốt ra tôi chột dạ “sao lai phố Dinh ?”. Vì phố Dinh là tên phố mà chúng tôi thống nhất để trả lời cho qua chuyện, nếu có người tò mò hỏi  “dọn nhà đi đâu?”
Chuyến thứ nhất chị Thọ đi kèm theo và trở về cùng xe bò. Chuyến thứ hai chị Thọ phải thuê thêm xe tay cho chị Chắt đi kèm, mang theo chiếc hòm gỗ và mấy gói chăn màn quần áo.
Chị Thọ và tôi ở lại quét dọn và kiểm tra khắp nơi xem còn sơ hở gì không, chờ người chủ nhà đến nhận nhà.
Tôi hỏi chị Thọ :
- Dọn đến phố Dinh thật à ?
Chị cười:
- Đã thống nhất với nhau rồi cơ mà. Anh thấy hai đồng chí mình đóng kịch có khá không?
- Khá lắm! Tài lắm! - Tôi gật đầu cười.
Khi chúng tôi trả nhà xong thì hàng phố vừa lên đèn. Như thế là tôi thực hiện đúng nguyên tắc mà các đồng chí đã căn dặn : “ Khi thật cần tôi mới được ra phố và chỉ  ra phố vào ban đêm”.
Chị Thọ lại đóng vai dẫn đường cho tôi như lần trước. Nhưng lần này chúng tôi không phải đi loanh quanh mất nhiều thì giờ như lần trước nữa, mà đi thẳng một mạch qua các phố tây vắng vẻ, đến vườn hoa chéo rồi sang bên kia bãi sông Lấp là đến nhà mới.
Nhà mới là một gian gác trong dẫy nhà hai tầng ở đầu đường Bonnal (nay là phố Nguyễn Đức Cảnh). So với chỗ cũ ở đây rộng gấp rưỡi, có ngăn một gian buồng vào lối cạnh bếp. Trừ cái hòm gỗ và mấy gói chăn màn, quần áo chị Chắt mang theo đã được xếp gọn trong buồng, còn đồ đạc ở đây không phải đồ đạc do xe bò chúng tôi đem đến. Với những thứ này người ta có thể đoán được đây là nhà của công chức vào bậc trung. Để giữ bí mật cho cơ quan và đánh lạc hướng nếu có người theo dõi, đồ đạc nơi cũ đã được hai đồng chí đem xe bò chở đi mà chúng tôi cũng không biết là chở đi đâu. Chị Thọ chỉ theo xe chuyển đồ một quãng rồi đến giờ hẹn chị lại đi đón xe cùng trở về xếp chuyến thứ hai. Chiếc xe tay chở chị Chắt cũng do một đồng chí khác kéo và cũng đi cùng xe bò một quãng rồi kéo thẳng về đây.
Đến chỗ mới chúng tôi làm việc thuận tiện hơn, không phải leo lên trần nhà như trước. Chúng tôi quy định với nhau: việc in tài liệu nhất thiết phải in trong buồng, còn viết bản in có thể viết ở nhà ngoài, trên bàn giấy kê sát ngay cửa sổ trông xuống đường cái. Vì ở đây phố xá vắng vẻ ít người qua lại, trước vỉa hè bên kia là bãi cỏ trống trải, nếu có kẻ nào rình mò cũng dễ phát hiện.
Có một tối anh nguyễn Đức Cảnh đến đưa một xấp tài liệu, nói cho chúng tôi biết tình hình cách mạng đang sục sôi khắp cả nước và những cuộc đấu tranh của một số nhà máy ở Hải Phòng. Chúng tôi rất phấn khởi. Cuối cùng anh nói:
- Anh em Quốc Dân đảng đang chuẩn bị bạo động cướp chính quyền. Đảng ta nhận định rằng cuộc bạo động lần này sẽ bị thất bại vì tình hình cách mạng chưa chín muồi. Chúng ta đã góp ý kiến, nhưng anh em không nghe, họ chủ chương “ không thành công cũng thành nhân”. Anh Nguyễn Đức Cảnh dặn thêm:
- Các anh chị cố gắng in mấy hôm cho xong số báo này để kịp phân phát cho các nơi xa.
Khi anh ra về, anh cho tôi biết riêng : mẹ tôi và em gái tôi đã được đoàn thể đưa đi. Tôi rất mừng là mẹ và em gái tôi đã được trực tiếp tham gia góp phần vào sự nghiệp chung của Đảng.
Chúng tôi bắt tay ngay vào việc đọc một lượt các bài báo, bàn cách sắp đặt lại từng bài. Chị Chắt và tôi cùng viết. Chị Thọ chuẩn bị dụng cụ in để viết xong tờ nào là in ngay tờ đó. Thông thường mỗi tờ giấy nến chỉ in được trên một trăm bản, nhưng lần này chúng tôi phải in cố sao cho được 150 bản, đủ số lượng báo phát hành kỳ này, nếu không sẽ phải viết lại vừa mất thì giờ vừa lãng phí giấy nến. Vì vậy động tác lăn rulô và nâng khung giấy phải rất nhẹ nhàng, đều đặn.
In đến 12 giờ đêm thì hết mực, giấy nến mới in độ 50 bản, để đến ngày mai mua được mực thì giấy nến này không dùng được nữa, đây là trường hợp bất đắc dĩ, vừa tốn kém vừa dễ bị lộ.
Tôi và chị Thọ bàn nhau vào bếp lấy dầu hoả đổ vào bát, làm mấy cái bấc vải để xung quanh miệng bát, đốt lên. Trên bát úp một cái chậu thau làm sao cho bấc vẫn cháy mà khói không bay lọt ra ngoài. Khi dầu hoả đã cháy hết, tôi nhẹ nhàng vét hết muội bám trên đáy chậu ra, pha một ít dầu lanh vào vừa nghiền vừa trộn cho đều…chúng tôi đã có mực in.
Trong số báo Búa Liềm này có mấy bài phân tích ý nghĩa những cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân vừa xảy ra ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình…còn phần chính là những bài giải thích về con đường cách mạng Việt Nam, trước hết làm cách mạng phản đế và cách mạng điền địa, lập chuyên chính công nông kế đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chuyên chính vô sản : Bác bỏ thuyết “cải lương” như lập hiến, trực trị, tự trị…phỉnh phờ lừa bịp của bọn đế quốc và bọn tay sai đăng đầy rẫy trên báo chí công khai lúc bấy giờ như Đông Pháp, Trung Bắc, Tân Văn, Nam Phong v.v...
Công việc in số báo này làm liền trong hai ngày là xong. Chúng tôi đinh ninh đêm nay thế nào chị Thảo cũng đến lấy. Đợi mãi không thấy động tĩnh gì cả. Mãi đến hôm sau, gần 8 giờ sáng là giờ ô tô ray đi Hà Nội mới thấy một chiếc xe tay đỗ ngay trước nhà : một cô " tiểu thư” ăn mặc rất sang trọng từ  trên xe bước xuống, tay xách valy đi thẳng lên gác.
Lúc cô xuống, chị Chắt đi theo đến tận xe :
- Thế nào cô cũng phải đưa ngay đến nhà giúp tôi đấy, các cụ đang mong…!
Lần sau đến lấy tài liệu, trong câu chuyện vui, chị Thảo khoe với chúng tôi :
- Lần ấy trên tầu, có một anh chàng mặc âu phục “ rất mốt” tán chuyện với mình. Khi xuống ga chàng ta cứ giằng valy của mình đòi xách hộ. Mình vờ vĩnh dùng dằng một chút rồi để mặc anh ta xách ra cửa ga, mình đi sau một quãng. Khi biết chắc là không bị khám xét gì nữa mình mới đến lấy valy, mỉm cười cám ơn rồi thuê xe đi thẳng. Anh ta nói với theo câu gì mình cũng chẳng buồn nghe.
Phong trào cách mạng càng phát triển thì công tác ấn loát càng khẩn trương. Muốn khỏi nhỡ công việc phải có nhiều giấy mực dự trữ. Chị Chắt và chị Thọ phải thay nhau đi mua sắm hàng ngày. Để tránh sự chú ý của nhà hàng, hai chị hôm nay mua cửa hàng này một ít, mai mua cửa hàng kia một ít. Giấy nến là mặt hàng khó mua nhất nên phải mua thêm sáp ong và giấy quyển để khi cần tự làm lấy giấy nến mà dùng.
Một hôm chị Thọ cho chúng tôi biết : tiền ăn đã hết và gạo chỉ còn độ một bữa là cùng. Số tiền mà chị Chắt mới về Hà Nội xin nhà được đã mua sắm giấy mực cả rồi, đoàn thể cũng chưa có tiền. Đành phải nấu cháo mà ăn để chờ đợi!
Các cơ quan bí mật của Đảng lúc này thỉnh thoảng phải nhịn đói một hai bữa là thường. Tuy phải uống nước cầm hơi, nhưng chúng tôi vẫn vui, tinh thần vẫn sảng khoái, công việc vẫn chạy đều. Đợi đến ngày thứ tư vẫn không thấy tin tức gì, chị Chắt và chị Thọ cũng không biết xoay xoả vào đâu được nữa. Tôi bàn với các đồng chí là tôi phải đánh liều ra phố một phen.
Lúc đầu cả hai còn do dự, tôi nhấn mạnh :
- Vẫn theo đúng “nguyên tắc” đấy chứ, một là thật cần, hai là ban đêm.
Bấy giờ các chị mới yên tâm, nhưng vẫn dặn thêm :
- Anh cẩn thận đề phòng nhé!
Tôi có một bộ cánh để ra phố, tuy không sang nhưng cũng vào loại con nhà khá giả. Lần này lại thêm gọng kính trắng giả đồi mồi mà chị Chắt mới mua ở Hà Nội cho, thành thử đeo vào lại càng thêm vẻ trí thức.
Bị bó cẳng lâu ngày nay được đi ung dung một mình, nện gót giầy hết phố này đến phố khác kể cũng thích. Nhưng tôi không dám la cà, đi ngay đến đường Cát Dài, nơi cậu tôi ở - cậu tôi làm thư ký ở nhà máy điện Hải Phòng, lương lậu cũng khá. Cửa nhà cậu tôi còn hé mở, tôi ghé mắt nhìn thấy cậu tôi ngồi một mình uống nước. Tôi gõ cửa rồi đẩy cửa bước vào ngay. Thấy tôi ông giật mình, trố mắt nhìn, vội đứng lên ra gài then cửa lại, kéo tôi vào nhà trong hỏi :
- Cháu ở đâu về, không sợ mật thám bắt à ?
Tôi trả lời có ý dè chừng và vào đề luôn :
- Cháu đã có người hộ vệ. Cháu mới ở Hòn Gai về, đang cần một số tiền, cậu giúp cho.
- Cần bao nhiêu, bao giờ ?
- Ngay bây giờ, bao nhiêu cũng được, tuỳ cậu.
Ông lúng túng mở tủ, đưa tôi tờ giấy 5 đồng :
- Có chừng này cháu cầm tạm vậy.
Vẻ ông như muốn tống tôi đi ngay, không để mợ tôi biết. Phần tôi cũng vậy, được việc rồi còn ở đây làm gì nữa! Ông đưa tôi ra tận cửa, tôi cảm ơn lần nữa, ngả mũ chào đi thẳng.
Đi một quãng tôi nhìn lại không thấy ai theo. Tôi yên trí đi một mạch về nhà, đưa tờ giấy bạc vừa xin được cho chị Thọ. Chị Thọ trách :
- Anh thật dớ dẩn không mua lấy mấy hào gì đấy về ăn cho đỡ đói.
Tôi cười :
- Đấy là nhiệm vụ của chị cơ mà, đã phân công rõ ràng rồi.
Chị Thọ mặc áo ra đi. Lúc trở về chị mang theo một gói to : bánh tây, xôi lạc và cả thịt quay nữa. Lần này chị Thọ khao chúng tôi ra trò đây!
Công tác ấn loát mỗi ngày một nhiều. Tờ báo BÚA LIỀM ra đã đều đặn hơn với số lượng gần gấp đôi. Cờ đỏ búa liềm , truyền đơn, áp phích phải đảm bảo cho yêu cầu cũng ngày càng tăng. Ngoài ra chúng tôi còn phải in những tài liệu huấn luyện đóng thành những quyển sách con. Cho nên có những ngày cả ba chúng tôi đều tối tăm mặt mũi. Vậy mà còn phải lo cái tết sắp đến, chỉ còn mười ngày nữa thôi! Đối phó với tết ra làm sao đây?
Mang danh là một gia đình công chức khá giả, Chồng đi làm tàu chạy đường biển xa hàng năm may ra mới được về nhà một hai lần, vợ là con nhà buôn ở Hà Nội, có chú em đang học tú tài bị bệnh lao phải thôi học xuống nhà chị dưỡng bệnh và một cô em họ giúp chị chợ búa hàng ngày, vì chị có mang lần đầu bị ốm nghén...!
Vấn đề này đã được nêu ra trong một “hội nghị” tranh thủ vừa họp vừa làm. Vậy thì “gia đình” ta ăn tết như thế nào cho xứng ?
Chị Chắt phát biểu trước tiên:
- Phải ăn thật to mới được!
Chị Thọ lo lắng:
- Người ta làm sao thì mình cũng vậy thôi!
Tôi cười :
- Các chị phát biểu còn mơ hồ lắm! Theo tôi thì “gia đình” ta chí ít cũng phải có: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.
Các chị cùng cười. Chị Thọ bổ sung:
- Xin bỏ cái khoản “cây nêu”.
Chị Chắt thêm :
- Bỏ nêu thì lấy gà vậy.
Thế là chúng tôi đã nhất trí. Chúng tôi phân công chị Thọ báo cáo sớm với đoàn thể để kịp chuẩn bị. Nhưng dù sao cũng phải sắp đặt công việc để chị Chắt về nhà một chuyến.
Công việc cứ dồn dập, chị Chắt không làm sao dứt ra mà đi ngay được. Phải trưa ngày 26 chị mới lên đường. Đến chiều 27 đã phải có mặt vì năm tận tháng cùng rồi.
Trong thời gian chị Chắt về Hà Nội chạy tết thì đoàn thể đã tiếp tế cho cơ quan ấn loát chúng tôi những thứ “ăn tết” có thể che được mắt thiên hạ : trên bàn thờ có hai chồng bánh chưng, mâm bồng ngũ quả, vài gói mứt, chai rượu cúc, vàng hương và đây đó quanh tường cũng có đôi câu đối và bốn chữ đại tự viết một cách bay bướm trên giấy hồng điều.
Chiều hai mươi bẩy chị Chắt về lại mang theo một cành hoa đào và hai hộp bánh kẹo.
Ngắm nhìn một lượt, chị Chắt quay sang hỏi chị Thọ:
- Còn mũi và tai thiên hạ thì sao?
Chị Thọ hỏi lại :
- Chị chạy tết được nhiều không?
Chị Chắt móc túi lấy đưa cho chị Thọ một sấp giấy bạc một đồng và nắm hào, xu.
- Một chục mua mấy thứ này, còn lại bấy nhiêu.
Chị Thọ mừng rỡ khẽ reo lên:
- Chúng ta giầu rồi ! Chỉ cấn sắm hết số tiền lẻ này là không sợ tai mũi thiên hạ nữa.
Thế là đêm giao thừa và chiều mùng ba tiễn “ông Vải” chúng tôi cũng có pháo đốt. Từ chiều ba mươi đến hết ngày mùng ba tết, cứ vào bữa ăn là mùi hành tỏi phi ở trong bếp lại bay ra thơm nức. Tiếng dao thớt  chặt “thịt gà giả” thỉnh thoảng lại vang lên. Nhưng thực tình những bữa tết của chúng tôi chỉ nhỉnh hơn các bữa thường một chút. Chị Thọ đã “hào phóng” kho một nồi thịt mặn để ăn dần và để cho khỏi hao phí thìa mỡ hành tỏi phi “làm phép”, bữa thì chị đổ vài bát cơm nóng – chúng tôi không bao giờ còn cơm nguội – làm cơm rang hoặc xào một mớ rau gì đấy. Sáng ngày mùng bốn, sau khi đã chia các thức ăn tết cho cơ quan, chị Thọ mới lấy phần của mình, tổ chức cho chúng tôi ăn một bữa tết thật sự.
Tôi làm việc ở đây được chừng hai mươi ngày thì một hôm chúng tôi nhận được chỉ thị của Tỉnh uỷ là phải chuẩn bị để ngày kia chuyển cơ quan đi nơi khác. Sáng mai chị Thọ sẽ đến bàn kế hoạch cụ thể.
Từ khi được Tỉnh uỷ cho tìm nhà, chị Chắt đã báo cho chủ nhà biết : nếu thuê được chỗ khác chị sẽ dọn đi và chị thường than phiền với hàng xóm là trong phố có những nhà thổ nhiều lần bị bọn lính tây say rượu đến quấy nhiễu, la hét om sòm không sao ngủ được. Cho nên việc dọn nhà nay mai không gây đột ngột đối với hàng xóm láng giềng, chỉ cần đề phòng bọn chỉ điểm theo dõi khi chuyển đến nhà mới hoặc bị khám xét dọc đường.
Theo đúng kế hoạch, sau khi cơm nước xong vào khoảng 3giờ chiều là giờ thân, giờ tốt nhất hợp với tuổi chị Chắt chiếu theo số tử vi của chị “ chủ gia đình”, chị Thọ đi thuê người dọn nhà. Một hồi lâu chị đưa hai người đàn ông, đầu đội nón mê, mặc áo cộc quần đùi nâu vá chằng vá đụp kéo theo một chiếc xe bò trục bánh đã bị mòn, bánh xe lúc thì quay nghiêng bên này lúc ngả về bên kia, cà rịch cà tàng. Hai người theo chị Thọ lên gác, đứng nhìn đống đồ đạc chúng tôi đã thu dọn sẵn, ước lượng giây phút  rồi một người nói :
- Chỗ này ít nhất phải hai chuyến, đồng rưỡi mới làm được!
Chị Thọ cứ khăng khăng trả một đồng, họ tỏ ý không bằng lòng xăm xăm đi xuống cầu thang, chị Thọ chạy theo giữ xe bò lại :
-Thôi, đồng hai các bác làm giúp đi!
Một người nói to giọng đã thấy dịu :
- Cô tính từ đây đến phố Dinh xa lắm! Phải đi hai chuyến thì đến tối mất, cô trả thêm tôi mới làm được.
- Bớt các bác một hào vậy, vị chi là một đồng tư, đắt lắm rồi!
Nghe thấy tiếng phố Dinh từ miệng người kia thốt ra tôi chột dạ “sao lai phố Dinh ?”. Vì phố Dinh là tên phố mà chúng tôi thống nhất để trả lời cho qua chuyện, nếu có người tò mò hỏi  “dọn nhà đi đâu?”
Chuyến thứ nhất chị Thọ đi kèm theo và trở về cùng xe bò. Chuyến thứ hai chị Thọ phải thuê thêm xe tay cho chị Chắt đi kèm, mang theo chiếc hòm gỗ và mấy gói chăn màn quần áo.
Chị Thọ và tôi ở lại quét dọn và kiểm tra khắp nơi xem còn sơ hở gì không, chờ người chủ nhà đến nhận nhà.
Tôi hỏi chị Thọ :
- Dọn đến phố Dinh thật à ?
Chị cười:
- Đã thống nhất với nhau rồi cơ mà. Anh thấy hai đồng chí mình đóng kịch có khá không?
- Khá lắm! Tài lắm! - Tôi gật đầu cười.
Khi chúng tôi trả nhà xong thì hàng phố vừa lên đèn. Như thế là tôi thực hiện đúng nguyên tắc mà các đồng chí đã căn dặn : “ Khi thật cần tôi mới được ra phố và chỉ  ra phố vào ban đêm”.
Chị Thọ lại đóng vai dẫn đường cho tôi như lần trước. Nhưng lần này chúng tôi không phải đi loanh quanh mất nhiều thì giờ như lần trước nữa, mà đi thẳng một mạch qua các phố tây vắng vẻ, đến vườn hoa chéo rồi sang bên kia bãi sông Lấp là đến nhà mới.
Nhà mới là một gian gác trong dẫy nhà hai tầng ở đầu đường Bonnal (nay là phố Nguyễn Đức Cảnh). So với chỗ cũ ở đây rộng gấp rưỡi, có ngăn một gian buồng vào lối cạnh bếp. Trừ cái hòm gỗ và mấy gói chăn màn, quần áo chị Chắt mang theo đã được xếp gọn trong buồng, còn đồ đạc ở đây không phải đồ đạc do xe bò chúng tôi đem đến. Với những thứ này người ta có thể đoán được đây là nhà của công chức vào bậc trung. Để giữ bí mật cho cơ quan và đánh lạc hướng nếu có người theo dõi, đồ đạc nơi cũ đã được hai đồng chí đem xe bò chở đi mà chúng tôi cũng không biết là chở đi đâu. Chị Thọ chỉ theo xe chuyển đồ một quãng rồi đến giờ hẹn chị lại đi đón xe cùng trở về xếp chuyến thứ hai. Chiếc xe tay chở chị Chắt cũng do một đồng chí khác kéo và cũng đi cùng xe bò một quãng rồi kéo thẳng về đây.
Đến chỗ mới chúng tôi làm việc thuận tiện hơn, không phải leo lên trần nhà như trước. Chúng tôi quy định với nhau: việc in tài liệu nhất thiết phải in trong buồng, còn viết bản in có thể viết ở nhà ngoài, trên bàn giấy kê sát ngay cửa sổ trông xuống đường cái. Vì ở đây phố xá vắng vẻ ít người qua lại, trước vỉa hè bên kia là bãi cỏ trống trải, nếu có kẻ nào rình mò cũng dễ phát hiện.
Có một tối anh nguyễn Đức Cảnh đến đưa một xấp tài liệu, nói cho chúng tôi biết tình hình cách mạng đang sục sôi khắp cả nước và những cuộc đấu tranh của một số nhà máy ở Hải Phòng. Chúng tôi rất phấn khởi. Cuối cùng anh nói:
- Anh em Quốc Dân đảng đang chuẩn bị bạo động cướp chính quyền. Đảng ta nhận định rằng cuộc bạo động lần này sẽ bị thất bại vì tình hình cách mạng chưa chín muồi. Chúng ta đã góp ý kiến nhưng anh em không nghe, họ chủ chương “ không thành công cũng thành nhân”. Anh Nguyễn Đức Cảnh dặn thêm:
- Các anh chị cố gắng in mấy hôm cho xong số báo này để kịp phân phát cho các nơi xa.
Khi anh ra về, anh cho tôi biết riêng : mẹ tôi và em gái tôi đã được đoàn thể đưa đi. Tôi rất mừng là mẹ và em gái tôi đã được trực tiếp tham gia góp phần vào sự nghiệp chung của Đảng.
Chúng tôi bắt tay ngay vào việc đọc một lượt các bài báo, bàn cách sắp đặt lại từng bài. Chị Chắt và tôi cùng viết. Chị Thọ chuẩn bị dụng cụ in để viết xong tờ nào là in ngay tờ đó. Thông thường mỗi tờ giấy nến chỉ in được trên một trăm bản, nhưng lần này chúng tôi phải in cố sao cho được 150 bản, đủ số lượng báo phát hành kỳ này, nếu không sẽ phải viết lại vừa mất thì giờ vừa lãng phí giấy nến. Vì vậy động tác lăn rulô và nâng khung giấy phải rất nhẹ nhàng, đều đặn.
In đến 12 giờ đêm thì hết mực, giấy nến mới in độ 50 bản, để đến ngày mai mua được mực thì giấy nến này không dùng được nữa, đây là trường hợp bất đắc dĩ, vừa tốn kém vừa dễ bị lộ.
Tôi và chị Thọ bàn nhau vào bếp lấy dầu hoả đổ vào bát, làm mấy cái bấc vải để xung quanh miệng bát, đốt lên. Trên bát úp một cái chậu thau làm sao cho bấc vẫn cháy mà khói không bay lọt ra ngoài. Khi dầu hoả đã cháy hết, tôi nhẹ nhàng vét hết muội bám trên đáy chậu ra, pha một ít dầu lanh vào vừa nghiền vừa trộn cho đều…chúng tôi đã có mực in.
Trong số báo BÚA LIỀM này có mấy bài phân tích ý nghĩa những cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân vừa xảy ra ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình…còn phần chính là những bài giải thích về con đường cách mạng Việt Nam, trước hết làm cách mạng phản đế và cách mạng điền địa, lập chuyên chính công nông kế đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chuyên chính vô sản : bác bỏ thuyết “cải lương” như lập hiến, trực trị, tự trị…phỉnh phờ lừa bịp của bọn đế quốc và bọn tay sai đăng đầy rẫy trên báo chí công khai lúc bấy giờ như Đông Pháp, Trung Bắc, Tân Văn, Nam Phong v.v...
Công việc in số báo này làm liền trong hai ngày là xong. Chúng tôi đinh ninh đêm nay thế nào chị Thảo cũng đến lấy. Đợi mãi không thấy động tĩnh gì cả. Mãi đến hôm sau, gần 8 giờ sáng là giờ ô tô ray đi Hà Nội mới thấy một chiếc xe tay đỗ ngay trước nhà : một cô " tiểu thư” ăn mặc rất sang trọng từ  trên xe bước xuống, tay xách valy đi thẳng lên gác.
Lúc cô xuống, chị Chắt đi theo đến tận xe :
- Thế nào cô cũng phải đưa ngay đến nhà giúp tôi đấy, các cụ đang mong…!
Lần sau đến lấy tài liệu, trong câu chuyện vui, chị Thảo khoe với chúng tôi :
- Lần ấy trên tầu, có một anh chàng mặc âu phục “ rất mốt” tán chuyện với mình. Khi xuống ga chàng ta cứ giằng valy của mình đòi xách hộ. Mình vờ vĩnh dùng dằng một chút rồi để mặc anh ta xách ra cửa ga, mình đi sau một quãng. Khi biết chắc là không bị khám xét gì nữa mình mới đến lấy valy, mỉm cười cám ơn rồi thuê xe đi thẳng. Anh ta nói với theo câu gì mình cũng chẳng buồn nghe.
Phong trào cách mạng càng phát triển thì công tác ấn loát càng khẩn trương. Muốn khỏi nhỡ công việc phải có nhiều giấy mực dự trữ. Chị Chắt và chị Thọ phải thay nhau đi mua sắm hàng ngày. Để tránh sự chú ý của nhà hàng, hai chị hôm nay mua cửa hàng này một ít, mai mua cửa hàng kia một ít. Giấy nến là mặt hàng khó mua nhất nên phải mua thêm sáp ong và giấy quyển để khi cần tự làm lấy giấy nến mà dùng.
Một hôm chị Thọ cho chúng tôi biết : tiền ăn đã hết và gạo chỉ còn độ một bữa là cùng. Số tiền mà chị Chắt mới về Hà Nội xin nhà được đã mua sắm giấy mực cả rồi, đoàn thể cũng chưa có tiền. Đành phải nấu cháo mà ăn để chờ đợi!
Các cơ quan bí mật của Đảng lúc này thỉnh thoảng phải nhịn đói một hai bữa là thường. Tuy phải uống nước cầm hơi, nhưng chúng tôi vẫn vui, tinh thần vẫn sảng khoái, công việc vẫn chạy đều. Đợi đến ngày thứ tư vẫn không thấy tin tức gì, chị Chắt và chị Thọ cũng không biết xoay xoả vào đâu được nữa. Tôi bàn với các đồng chí là tôi phải đánh liều ra phố một phen.
Lúc đầu cả hai còn do dự, nhưng tôi nhấn mạnh :
- Vẫn theo đúng “nguyên tắc” đấy chứ, một là thật cần, hai là ban đêm.
Bấy giờ các chị mới yên tâm, nhưng vẫn dặn thêm :
- Anh cẩn thận đề phòng nhé!
Tôi có một bộ cánh để ra phố, tuy không sang nhưng cũng vào loại con nhà khá giả. Lần này lại thêm gọng kính trắng giả đồi mồi mà chị Chắt mới mua ở Hà Nội cho, thành thử đeo vào lại càng thêm vẻ trí thức.
Bị bó cẳng lâu ngày nay được đi ung dung một mình, nện gót giầy hết phố này đến phố khác kể cũng thích. Nhưng tôi không dám la cà, đi ngay đến đường Cát Dài, nơi cậu tôi ở - cậu tôi làm thư ký ở nhà máy điện Hải Phòng, lương lậu cũng khá. Cửa nhà cậu tôi còn hé mở, tôi ghé mắt nhìn thấy cậu tôi ngồi một mình uống nước. Tôi gõ cửa rồi đẩy cửa bước vào ngay. Thấy tôi ông giật mình, trố mắt nhìn, vội đứng lên ra gài then cửa lại, kéo tôi vào nhà trong hỏi :
- Cháu ở đâu về, không sợ mật thám bắt à ?
Tôi trả lời có ý dè chừng và vào đề luôn :
- Cháu đã có người hộ vệ. Cháu mới ở Hòn Gai về, đang cần một số tiền, cậu giúp cho.
- Cần bao nhiêu, bao giờ ?
- Ngay bây giờ, bao nhiêu cũng được, tuỳ cậu.
Ông lúng túng mở tủ, đưa tôi tờ giấy 5 đồng :
- Có chừng này cháu cầm tạm vậy.
Vẻ ông như muốn tống tôi đi ngay, không để mợ tôi biết. Phần tôi cũng vậy, được việc rồi còn ở đây làm gì nữa! Ông đưa tôi ra tận cửa, tôi cảm ơn lần nữa, ngả mũ chào đi thẳng.
Đi một quãng tôi nhìn lại không thấy ai theo. Tôi yên trí đi một mạch về nhà, đưa tờ giấy bạc vừa xin được cho chị Thọ. Chị Thọ trách :
- Anh thật dớ dẩn không mua lấy mấy hào gì đấy về ăn cho đỡ đói.
Tôi cười :
- Đấy là nhiệm vụ của chị cơ mà, đã phân công rõ ràng rồi.
Chị Thọ mặc áo ra đi. Lúc trở về chị mang theo một gói to : bánh tây, xôi lạc và cả thịt quay nữa. Lần này chị Thọ khao chúng tôi ra trò đây!
Công tác ấn loát mỗi ngày một nhiều. Tờ báo Búa Liềm ra đã đều đặn hơn với số lượng gần gấp đôi. Cờ đỏ búa liềm , truyền đơn, áp phích phải đảm bảo cho yêu cầu cũng ngày càng tăng. Ngoài ra chúng tôi còn phải in những tài liệu huấn luyện đóng thành những quyển sách con. Cho nên có những ngày cả ba chúng tôi đều tối tăm mặt mũi. Vậy mà còn phải lo cái tết sắp đến, chỉ còn mười ngày nữa thôi! Đối phó với tết ra làm sao đây?
Mang danh là một gia đình công chức khá giả, Chồng đi làm tàu chạy đường biển xa hàng năm may ra mới được về nhà một hai lần, vợ là con nhà buôn ở Hà Nội, có chú em đang học tú tài bị bệnh lao phải thôi học xuống nhà chị dưỡng bệnh và một cô em họ giúp chị chợ búa hàng ngày, vì chị có mang lần đầu bị ốm nghén...!
Vấn đề này đã được nêu ra trong một “hội nghị” tranh thủ vừa họp vừa làm. Vậy thì “gia đình” ta ăn tết như thế nào cho xứng ?
Chị Chắt phát biểu trước tiên:
- Phải ăn thật to mới được!
Chị Thọ lo lắng:
- Người ta làm sao thì mình cũng vậy thôi!
Tôi cười :
- Các chị phát biểu còn mơ hồ lắm! Theo tôi thì “gia đình” ta chí ít cũng phải có: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.
Các chị cùng cười. Chị Thọ bổ sung:
- Xin bỏ cái khoản “cây nêu”.
Chị Chắt thêm :
- Bỏ nêu thì lấy gà vậy.
Thế là chúng tôi đã nhất trí. Chúng tôi phân công chị Thọ báo cáo sớm với đoàn thể để kịp chuẩn bị. Nhưng dù sao cũng phải sắp đặt công việc để chị Chắt về nhà một chuyến.
Công việc cứ dồn dập, chị Chắt không làm sao dứt ra mà đi ngay được. Phải trưa ngày 26 chị mới lên đường. Đến chiều 27 đã phải có mặt vì năm tận tháng cùng rồi.
Trong thời gian chị Chắt về Hà Nội chạy tết thì đoàn thể đã tiếp tế cho cơ quan ấn loát chúng tôi những thứ “ăn tết” có thể che được mắt thiên hạ : trên bàn thờ có hai chồng bánh chưng, mâm bồng ngũ quả, vài gói mứt, chai rượu cúc, vàng hương và đây đó quanh tường cũng có đôi câu đối và bốn chữ đại tự viết một cách bay bướm trên giấy hồng điều.
Chiều hai mươi bẩy chị Chắt về lại mang theo một cành hoa đào và hai hộp bánh kẹo.
Ngắm nhìn một lượt, chị Chắt quay sang hỏi chị Thọ:
- Còn mũi và tai thiên hạ thì sao?
Chị Thọ hỏi lại :
- Chị chạy tết được nhiều không?
Chị Chắt móc túi lấy đưa cho chị Thọ một sấp giấy bạc một đồng và nắm hào xu.
- Một chục mua mấy thứ này, còn lại bấy nhiêu.
Chị Thọ mừng rỡ khẽ reo lên:
- Chúng ta giầu rồi! Chỉ cấn sắm hết số tiền lẻ này là không sợ tai mũi thiên hạ nữa.
Thế là đêm giao thừa và chiều mùng ba tiễn “ông Vải” chúng tôi cũng có pháo đốt. Từ chiều ba mươi đến hết ngày mùng ba tết, cứ vào bữa ăn là mùi hành tỏi phi ở trong bếp lại bay ra thơm nức. Tiếng dao thớt  chặt “thịt gà giả” thỉnh thoảng lại vang lên. Nhưng thực tình những bữa tết của chúng tôi chỉ nhỉnh hơn các bữa thường một chút. Chị Thọ đã “hào phóng” kho một nồi thịt mặn để ăn dần và để cho khỏi hao phí thìa mỡ hành tỏi phi “làm phép”, bữa thì chị đổ vài bát cơm nóng – chúng tôi không bao giờ còn cơm nguội – làm cơm rang hoặc xào một mớ rau gì đấy. Sáng ngày mùng bốn, sau khi đã chia các thức ăn tết cho cơ quan, chị Thọ mới lấy phần của mình, tổ chức cho chúng tôi ăn một bữa tết thật sự.
Sau tết năm 1930 ấy, cuộc bạo động ở Yên Bái bùng nổ, kéo theo những cuộc nổi dậy ở Hưng Hoá, Lâm Thao, Vĩnh Bảo, Phủ Dực do Việt Nam quốc dân đảng lãnh đạo. Đế quốc Pháp đã thẳng tay khủng bố. Chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả những cuộc nổi dậy đó đều bị dập tắt trong máu lửa. Một số cơ sở cách mạng của Đảng ta ở Hà Nội, Hòn Gai, Nam Định, Hải Phòng cũng bị phá vỡ, nhiều cán bộ đảng viên Cộng Sản bị bắt.
Đảng ta lập tức phát động quần chúng chống khủng bố trắng đồng thời đề ra những khẩu hiệu : chống đuổi thợ, đòi tăng lương, bớt giờ làm, chống địa tô, chống sưu cao thuế nặng, đòi công ăn việc làm cho người thất nghiệp và ủng hộ Liên Xô… tất cả những khẩu hiệu này đã tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tiếp đến một sự kiện to lớn có tính chất lịch sử, mở ra một bước ngoặt cho cách mạng Việt Nam là việc thống nhất ba tổ chức cộng sản của ba kỳ lại thành một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam – “Cương lĩnh tóm tắt” của Đảng ra đời lúc này là một vú khí sắc bén của công nhân và nông dân đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Đồng thời cương lĩnh tóm tắt của Đảng đã vũ trang cho cán bộ, đảng viên cộng sản chống lại những thuyết “cải lương” lừa bịp của bọn Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Bùi Quang Chiêu và những dân biểu tay sai. Và đã mở ra cho quảng đại nhân dân bước đường đấu tranh thật sự cách mạng hợp với trào lưu lịch sử.
Trong thời gian này phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo phát triển như vũ bão. Từ những cuộc đấu tranh của công nhân các xí nghiệp tràn đến các vùng nông thôn, thức tỉnh nông dân đoàn kết đứng lên chống sưu thuế, chống địa chủ cường hào và những bóc lột áp bức của thực dân đế quốc Pháp thống trị.
Tình hình trên đòi hỏi công tác tuyên truyền, giáo dục của Đảng phải nhậy bén và kịp thời, cho nên tài liệu cần in ngày càng nhiều. Có tài liệu mới đưa hôn trước, hôn sau đã phải in xong. Nhiều đêm chúng tôi chỉ ngủ vài giờ. Chị Chắt lại gần đến ngày sinh con, chúng tôi khuyên chị nghỉ, chị nhất định không nghe :
- Công việc viết lách và phụ in có mệt gì đâu? Ngồi không mới mệt!
Thật vậy, càng bận càng thấy hứng thú, nhưng không thể cứ để chị Chắt làm việc liên miên suốt ngày đêm như thế. Sau một hồi tranh luận gay cấn, chúng tôi phải lấy đa số bắt buộc chị phục tùng là từ nay chị không được thức đêm, ban ngày có làm việc cũng không quá tám tiếng. Tuy thế, chị thường xuyên vi phạm kỷ luật. Đêm đêm chị vào buồng xếp những tờ giấy đã in thành từng tập, hoặc ngồi bên cạnh quạt cho chúng tôi in. Để chúng tôi khỏi trách, chị hay viện lý do là đang ngủ mà thức giấc nửa chừng thì không tài nào ngủ lại được ngay,  vào đây cất nhắc chân tay một chút mới ngủ lại được. Nhưng “cái một chút” thường kéo dài cho đến khi chúng tôi nghỉ việc!
Chúng tôi đang lo chưa biết giải quyết công việc như thế nào khi chị Chắt ở cữ thì anh Nguyễn Đức Cảnh đến cho biết đoàn thể đã tổ chức thêm mấy cơ quan ấn loát ở một số tỉnh  nên công việc ấn loát ở đây cũng giảm được nhiều, chúng tôi khỏi phải lo. Theo thường lệ, mỗi khi anh Nguyễn Đức Cảnh đến,  mặc dù có lần anh chỉ ở lại với chúng tôi trong chốc lát anh vẫn tranh thủ phổ biến tình hình nhiệm vụ. Lần này anh ở lại lâu hơn, không những anh phân tích ý nghĩa của cao trào cách mạng trước mắt, âm mưu mới của địch và chủ trương của ta, mà anh còn giải thích cặn kẽ những vấn đề chúng tôi thắc mắc khi nghiên cứu những tài liệu của Đảng mới in ra. Trước khi ra về, anh không quên nói riêng với chị Thọ và tôi là cần chú ý chăm nom chị Chắt trong thời gian chị sinh nở, nuôi con.
Chị Chắt thoát ly gia đình hoạt động cách mạng trong lúc đang học thành chung năm thứ hai, gặp đồng chí Phiếm Chu cùng sinh hoạt trong một tổ chức. Hai người yêu nhau, lấy nhau một thời gian ngắn, đồng chí Phiếm Chu được Đảng phái ra nước ngoài, còn chị Chắt được điều xuống Hải Phòng công tác. Người ta đồn chị đã trốn nhà theo giai, chỉ có bà mẹ chị là hiểu rõ lòng con!... Mỗi lần chị Chắt về lấy tiền, nói là về nhà nhưng thực ra chị có dám về nhà đâu, chị phải đến một chỗ quen nhắn tin cho mẹ biết. Hai mẹ con chị gặp nhau chốc lát rồi lại phải chia tay. Vì vậy, chị không thể về nhà sinh con được, tuy nhà chị là một gia đình công chức khá giả.
Buổi tối, trong khi tôi và chị Thọ đang in gấp truyền đơn thì đột nhiên nghe tiếng chị Chắt kêu đau bụng. Có lẽ chị đã trở dạ rồi chăng? Chúng tôi cuống cuồng cả lên. Chị Thọ khoác áo chạy xuống cầu thang đi thuê xe. Tôi lóng ngóng gói quần áo, tã lót giúp chị.
Cũng may, ở nhà thương lúc này có chị Vinh là cô đỡ rất có cảm tình với cách mạng nên chúng tôi cũng được an tâm. Chị Vinh là cô đỡ giỏi nổi tiếng ở Hải Phòng, chúng tôi chỉ phải lo ngày hai bữa mang cơm vào nhà thương cho chị Chắt thôi.
Sáng sớm hôm sau chị Thọ ở nhà thương về khoe với tôi là chị Chắt đã sinh được một bé trai, cả hai đều “mẹ tròn con vuông”. Tôi mừng lắm, chỉ muốn vào ngay nhà thương thăm chị nhưng vì nguyên tắc bí mật đành phải thôi. Tôi bàn với chị Thọ:
- Từ nay chúng mình chỉ cần ăn gạo quất cho xong bữa, còn để dành mua thức ăn cho chị Chắt. Từ đấy bữa cơm nào chị Chắt cũng có một quả trứng hay mấy miếng thịt hoặc cá.
Mới được bốn hôm chị Chắt đã xin về, chị sợ ngày nào chị Thọ cũng phải đưa cơm ảnh hưởng đến công việc. Như lời anh Nguyễn Đực Cảnh báo trước, công việc ấn loát mấy hôm nay thưa hơn nên trong những ngày chị Chắt nằm một chỗ, chúng tôi không phải thức khuya nữa. Chị Thọ đã nói rõ cho chị Chắt biết, nhưng chị vẫn sốt ruột đòi về.
Từ bữa đó trong “gia đình” chúng tôi thỉnh thoảng lại vang lên tiếng khóc oe oe của trẻ sơ sinh và tiếng à ơi ru con của chị mẹ trẻ.
Người mẹ ấy đang một mình vừa nuôi con vừa công tác trong một hoàn cảnh thật éo le, vừa chịu thiếu thốn mọi mặt vừa bị kẻ thù luôn luôn rình rập đe doạ, bắt bớ, tù đầy. Chỉ có sự chăm sóc của chúng tôi - những người đông chí - mới có thể bù đắp được phần nào. Chúng tôi đều còn trẻ, không có chút kinh nghiệm nào, thiếu hiểu biết về việc nuôi trẻ sơ sinh nên rất lúng túng. Chị Chắt cứ thấy con khóc là cho bú. Cháu bú rồi vẫn khóc lại vội bế lên vừa ru vừa rung rinh, đi đi lại lại khắp gian nhà.
Chị Thọ tuy thương cháu nhưng không dám bế cháu : mỗi khi cháu đang nằm bất chợt khóc thét lên, chị chỉ biết chạy lại đứng bên giường vỗ nhẹ vào bé để nựng hoặc gọi chúng tôi. Tôi hỏi : "Tại sao?" Chị ấp úng trả lời : "Sợ lọt tay rơi mất!". Thế là chỉ có chị Chắt và tôi thay nhau bế bé.
Ở trong nhà thương quần áo, tã lót thay ra, chị Vinh còn thuê người giặt giúp. Về nhà chị Chắt cứ khăng khăng đòi giặt lấy, chúng tôi cương quyết không cho, sợ chị ngâm nước nhiều sinh bệnh. Cuối cùng chị cũng phải bằng lòng, nhưng lại đề nghị với chị Thọ miễn cho tôi khoản ấy. Tôi hỏi lý do thì cả hai đều ngập ngừng, một lúc sau chị Thọ mới trả lời :
- Vì anh là đàn ông.
Tôi cười lớn :
- Phong kiến, vẫn còn phong kiến!
Chị Chắt nhất định không chịu ăn riêng và cũng không chịu gắp phần thức ăn ít ỏi mà chúng tôi nhường cho chị. Sang tháng thứ hai chị Chắt không còn sữa nuôi con nữa! Suốt mấy tháng chị có mang mà làm việc như thế, ăn uống thiếu thốn như thế, đến bây giờ thiếu sữa là lẽ đương nhiên. Thời gian đầu chúng tôi nuôi cháu bằng nước cơm pha chút đường, hoạ hoằn mới mua được một hộp sữa. Sau này chị Vinh phải tìm cách lấy cắp sữa của nhà thương về nuôi dưỡng cháu.
Vào khoảng tháng 9 năm 1930, giữa lúc mọi người đang ăn tết trung thu bỗng chị Thuận (tức Tư Già) bị bắt giam trong đề lao Hải Phòng đã lợi dụng cơ hội bọn gác ngục cho chị sang nhà thương sinh đẻ, chị rứt ruột để con ở lại trốn ra, tìm đến với chúng tôi.
Đứng trước thân hình gầy yếu xanh xao tiều tuỵ, nghĩ đến tình cảm thiêng liêng và sự hy sinh to lớn của chị Thuận, chúng tôi xúc động đều không cầm nổi nước mắt cứ trào ra, chẳng ai thốt được nên lời. Từ đấy cháu Lân, con chị Chắt được hai mẹ dồn hết tất cả tình thương vào cháu. Có cháu Lân, chị Tư được khuây khoả dần. Có chị Thuận, chị Chắt cũng được giảm phần vất vả.
Chị Thuận nghỉ ngơi ít lâu tại đây sức khoẻ đã hồi phục. Chị được Đảng điều đi công tác ở tỉnh khác.
Còn tôi, vào cuối năm 1930, khi chúng tôi vừa in xong quyển Luận cương chính trị, tôi cũng được Xứ uỷ chỉ định về Nam Định nhận nhiệm vụ phó bí thư Tỉnh uỷ.
Gần giữa năm 1931, thực dân Pháp điên cuồng khủng bố cách mạng,  mũi nhọn chĩa vào Đảng Cộng Sản Đông Dương, vì chúng cho rằng có tiêu diệt được Cộng Sản thì mới tiêu diệt được cách mạng. Nhiều tổ chức của Đảng bị phá, nhiều đồng chí cấp bộ của Đảng lần lượt sa vào tay chúng. Hàng ngàn cán bộ, đảng viên và chiến sĩ cách mạng bị chúng bắn giết, bắt bớ, tra tấn, tù đầy. Một loạt cơ quan bí mật của Đảng ở khắp nơi trong nước bị chúng bao vây, khám xét, phá vỡ. Tôi và nhiều đồng chí cùng công tác ở cơ quan ấn loát Hải Phòng thời gian đó cũng bị bắt trong cuộc này.
Mặc dù trong cơn khủng bố trắng rất tàn bạo, rất dã man của kẻ thù, tổ chức của Đảng hầu khắp như bị phá, bị vùi dập, nhưng những tư tưởng cao đẹp của giai cấp vô sản, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác-Lênin, được Đảng tuyên truyền, giáo dục vẫn in sâu vào trí óc mọi người. Nó là động lực thúc đẩy cao trào sau này, mà dù kẻ địch có “ba đầu sáu tay” hay ba nghìn đầu, sáu nghìn tay, dùng  "mưu ma chước quỷ", nắm giữ súng ống, bom đạn, nhà tù, máy chém và huy động quân lính đàn áp cách mạng cũng vẫn không tài nào cản được bước đường tiến lên của Cách Mạng chiến thắng.
Hà Nội, ngày 10/9/1979
Vũ Thiện Chân tức Chân Búa

 
GHI CHÚ: Bố tôi đang làm phó bí thư tỉnh uỷ Nam Định - phụ trách công vận và binh vận thì tháng 6/1931 bị đế quốc Pháp bắt  giam ở Hoả Lò - hội đồng đề hình kết án 20 năm tù đã đầy đi Sơn La, Côn Đảo.
 Tháng 5/1936 được Mặt Trận Bình Dân Pháp trả lại tự do.

Bố tôi kể rằng : trong thời gian bị tù bọn đế quốc Pháp tra tấn rất dã man, có lần chúng đã cắm kim vào mười đầu ngón tay rồi bật quạt, kim rung rinh rất đau. Ông nghĩ “cho nó đau luôn còn hơn để đau dai dẳng như thế này” nên đã dập luôn tay xuống bàn. Bọn chúng vội vàng rút kim ra, băng bó ngay sợ chảy nhiều máu ông sẽ chết, chúng đã được lệnh “tra tấn nhưng không được hành hạ đến chết, cần phải giữ tính mạng để khai thác, vì tù nhân này rất quan trọng, là đầu mối của ĐCS”. Từ đấy các đồng chí của bố tôi gọi ông là CHÂN BÚA.  
Thanh Mai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét