Trang

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

TRỞ VỀ TRƯỜNG CHU VĂN AN (TRƯỜNG BƯỞI) NGÀY 7-11-2010

 

Từ ngày rời khỏi trường Chu Văn An ra đi, tôi trở lại trường lần đầu dự lễ đón nhận huân chương Độc Lập hạng nhất và kỷ niệm 90 năm ngày thành lập trường. Lần này là lần thứ hai - ngày  hội của khối lớp. 
Cây phượng vĩ, cây xà cừ, cây sấu... vẫn xòe tán che ánh nắng chói chang tỏa xuống sân trường. Lớp học của chúng tôi vẫn nguyên đấy, bên bờ Hồ Tây, ngồi trong lớp nghe giảng thỉnh thoảng tôi lại lơ đãng nhìn ra hồ ngắm những bông hoa tím của bèo tây bập bềnh trên mặt nước, có lúc mê mải đeo đuổi câu thơ bất chợt gieo vần quên cả nghe giảng bị thầy Mai nhắc nhở. Hình ảnh sân vận động thời đó, nơi chúng tôi đam mê tập TDTT hằng ngày rèn luyện thân thể, reo hò cổ động các bạn trai đấu bóng đá với lớp khác và chơi bóng chuyền mỗi chiều tan học tới khi tung bóng lên không nhìn rõ mới về nhà. Bao kỉ niệm của một thời học trò sôi nổi, vô tư ùa về trào dâng niềm tự hào.     
Về trường Chu Văn An lần này thấy trường thoáng đãng rộng rãi hơn hẳn lần trước, khu ở của các giáo viên đã giải tỏa. Trường xây dựng thêm các cơ sở vật chất pha trộn giữa phong cách kiến trúc của các nhà học kiểu Pháp đã gần 100 năm tuổi với các công trình mới được xây dựng trong thời gian gần đây nằm trong dự án xây dựng trường điểm quốc gia của chính phủ. Hệ thống nhà học gồm 3 dãy nhà 3 tầng là nhà A, B và E, 2 dãy nhà 1 tầng là nhà C và D đã được xây dựng từ thời Pháp và liên tục được cải tạo trên cơ sở giữ nguyên những nét kiến trúc cổ và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Phục vụ cho công tác thực hành thực nghiệm, trường có một nhà học thực nghiệm gồm phòng đa phương tiện (multimedia), phòng đựng giáo cụ trực quan và đồ thí nghiệm, phòng thí nghiệm, một nhà Hội đồng sư phạm (nhà S) gồm phòng Hội đồng các phòng học tiếng và tin học. Về mảng tự học và ngoại khóa của học sinh, trường có có một thư viện , phòng truyền thống, một hội trường hiện đại với 200 chỗ ngồi tên là Giảng đường Thăng Long, khu nhà thi đấu và các khu luyện tập thể chất ngoài trời, sân bóng đá,  bóng rổ, và vườn trường. Ngoài ra trường còn có kí túc xá dành cho các học sinh ở xa và 3 căng tin: hai căng tin mới ở nhà K (ký túc xá) và căng tin cũ cạnh nhà nhà tập.
Toà nhà cổ kính và đẹp nhất của trường là khu thư viện hay được gọi với cái tên Nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898. Ban đầu tòa nhà có tên Biệt thự Schneider (La villa Schneider) lấy theo tên người chủ căn biệt thự, một ông chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider. Sau đó tòa nhà được dùng làm nơi ở của Hiệu trưởng người Pháp của trường Trung học bảo hộ. Năm 1999 với sự giúp đỡ tài chính của vùng Ile–de–Frace (Pháp), tòa nhà đã được tu sửa và hiện được dùng làm thư viện của trường. Phòng truyền thống của trường vốn ở nhà Bát Giác đã được chuyển tới tòa nhà nằm sau khu Giảng đường Thăng Long. Đây nguyên là nơi ở của ông hiệu phó trường trung học bảo hộ mới được xây dựng lại năm 2006 (trích trong Wikipedia).
Hôm nay tôi muốn gặp ba bạn nữ ở lớp khác thân với tôi trong ban ca nhạc mà các bạn ấy đều không đến và ba bạn trai thì chỉ gặp được hai bạn Đỉnh, Thụ cùng ban ca, còn bạn Thảo phụ trách đội dạy bình dân học vụ của khối cũng vắng mặt.  Lớp tôi đều là dân “ Ngố Tầu” Quế Lâm vẫn thường xuyên gặp nhau, hôm nay rủ nhau cùng đến trong niềm vui tụ hội ở Trường Chu Văn An nên miềm vui được nhân lên gấp bội.

Nhà trường dành ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 11 hàng năm cho các khối lớp cựu học sinh trở về thăm mái trường xưa cùng gặp gỡ nhau. Ban liên lạc khối lớp chúng tôi hẹn 5 năm sau sẽ tổ chức gặp lại, liệu đến năm ấy có bao nhiêu bạn bỏ cuộc?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét